Lịch sử Sandwich giăm bông

Bánh mì kẹp giăm bông là một trong những loại bánh mì kẹp hai lát xuất hiện sớm nhất; tính đến năm 1850, đã có ít nhất 70 người bán hàng rong ở Luân Đôn chào bán món ăn.[2]

Bánh mì kẹp giăm bông và pho mát

Các chuyên gia ẩm thực từng tranh luậnvề nguồn gốc của bánh mì kẹp giăm bông và pho mát trong vài năm. Giả thuyết hàng đầu về việc ai là người đầu tiên tạo ra món ăn này đã được nhắc đến trong The Larousse Gastronomique 1961. Cuốn sách lưu ý rằng Patrick Connolly, một người Ireland nhập cư đến Anh vào thế kỷ 18, đã bán một món bánh mì:

Kết hợp phần còn lại của lợn (đã được ướp muối và cắt lát) với topping là pho mát Leicester, cùng sốt lòng đỏ trứng (một dạng của mayonnaise) trong một chiếc bánh mì tròn ổ nhỏ. Món ăn này có tên khá thiếu tính sáng tạo là Connolly và đôi khi, cái tên đó vẫn còn được sử dụng tại một số vùng thuộc Midlands của Anh.

Tại Anh, dưa chuột muối chua (ngọt và nhúng dấm, làm theo kiểu của thương hiệu Branston) là món ăn kèm phổ biến với loại bánh mì kẹp này; sau đó, chúng được gọi là bánh mì kẹp giăm bông, pho mát và dưa chuột muối chua.[3][4][5][6][7]

Theo lời kể lại của người bán đồ ăn tại sân bóng chày Harry Stevens trong một cuộc phỏng vấn năm 1924, thì vào năm 1894, bánh mì kẹp giăm bông và pho mát là thứ đồ ăn duy nhất được bán ở các sân bóng chày ở New York; trong khi đó, món frankfurters được cho bán năm 1909.[8]

Một phụ nữ người Anh khi đi qua Đảo Ellis trong một chuyến đi đến Hoa Kỳ (vào năm 1923), đã viết rằng:

Tôi đã sợ hãi và run rẩy khi nghe rất nhiều câu chuyện về sự ngược đãi đối với người nước ngoài ở nơi đó.... Những người phục vụ rất tốt bụng và không hề thô bạo với chúng tôi. Đó là vào giờ trưa... trong chốc lát, những người khuân vác đã mang theo các giỏ bánh mì kẹp giăm bông và pho mát rất ngon, cũng như cà phê cho người lớn và sữa cho trẻ sơ sinh.[9]

Richard E. Byrd đã mang theo bánh mì kẹp giăm bông và pho mát trên chuyến bay xuyên vùng cực của ông vào năm 1926. Năm 1927, các nhà du hành xuyên Đại Tây Dương Clarence ChamberlinCharles A. Levine cũng mang theo loại bánh mì kẹp này.[10]